Câu chuyện khởi nghiệp thành công của LinkedIn

Tại Silicon Valley, mọi việc đều xoay quanh các mối quan hệ. Reid Hoffman – đồng sáng lập LinkedIn – có chút hiểu biết về vấn đề này. Hoffman đã khởi nghiệp với LinkedIn năm 41 tuổi, tạo nên 1 trang mạng xã hội liên kết các chuyên gia. Với 41 triệu thành viên đến từ hơn 200 quốc gia và cả nhân sự cao cấp của các công ty thuộc Fortune 500.

Hoffman sáng lập LinkedIn vào cuối năm 2002. Tính đến năm 2009, sau hơn 6 năm hoạt động tại Moutain View, công ty có 350 nhân viên và thương hiệu được biết tới khắp nước Mỹ. Các nhà quản lý cho biết, từ năm 2006, công việc kinh doanh bắt đầu thu về lợi nhuận và trong năm ngoái, công ty kêu gọi được gần 80 triệu USD từ các nhà đầu tư. Giá trị của công ty hiện đã lên tới 1 tỷ USD.

Ngay từ ban đầu, Hoffman, vốn là sinh viên tốt nghiệp đại học Stanford, đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng và củng cố mạng lưới. Trước đó, nhà khởi nghiệp này cũng là 1 nhà đầu tư khá nổi tiếng, đã đưa ra lời khuyên và đầu tư cho hơn 60 dự án khởi nghiệp tại Silicon Valley, bao gồm cả Facebook. Trong những năm đầu thập niên 90, sau khi học được các triết lý giới hạn tại Oxford và lên kế hoạch sống trong môi trường giáo dục, ông quyết định chuyển hướng đi và trở về với Silicon Valley. Tại đây, ông đã sử dụng mọi mối liên hệ để theo đuổi giấc mơ thành lập 1 công ty phần mềm.

Hoffman đã có buổi nói chuyện với CNNMoney.com về hành trình khởi nghiệp của mình.

Năm 1993, đó là thời gian đầu của cuộc cách mạng trực tuyến. Đó cũng là thời điểm mà America Online bắt đầu ngừng cung cấp ổ đĩa mềm để khuyến khích mọi người sử dụng trực tuyến.

Từng học tại Oxford, tôi nhận ra rằng bản thân tôi muốn tác động tới đời sống của những người xung quanh nhiều hơn. Trong thời gian học tại Standford, tôi đã nghĩ về việc thành lập 1 công ty phần mềm, tạo nên 1 phần mềm có thể tiếp cận hàng triệu con người.

Do vậy, tôi tự tìm đến nhiều nhà đầu tư mạo hiểm. Họ đều hỏi 1 câu duy nhất, “Anh đã từng phát hành phần mềm trước đây chưa? Anh đang yêu cầu chúng tôi đầu tư hàng tỷ USD vào công ty của anh. Vậy hẳn anh từng làm việc này rồi, phải chứ?” Và ngay khi tôi trả lời “Không, không hẳn vậy” họ đều nói “Vậy anh hãy đi tìm việc đi”.

Sau đó, tôi đến làm việc tại Apple. Tôi đã tìm được cơ hội rất tốt này thông qua người bạn cùng phòng của 1 người bạn của tôi tại Stanford. Và đó cũng là nơi mà sự nghiệp của tôi bắt đầu. Tôi đã bắt đầu với 1 danh sách những thứ tôi cần phải học để có thể khởi nghiệp. Bước đầu tiên là thuần tuý phát triển phần mềm. Sau Apple, tôi tới làm việc cho Fujitsu để quản lý sản phẩm và làm về mặt kinh doanh.

Tôi cũng đã chứng kiến toàn bộ thị trường trực tuyến phát triển như thế nào. Tôi thực sự muốn ra ngoài và mở 1 doanh nghiệp mới, đó là lý do vì sao tôi xin nghỉ tại Fujitsu tháng 7/1997. Ngay trong tháng 8, tôi thành lập công ty đầu tiên, Socialnet.

Ý tưởng về Socialnet là khi anh có hàng triệu người trực tuyến, anh sẽ dùng ứng dụng nào để kết nối họ lại với nhau? Socialnet tập trung vào mảng hẹn hò trực tuyến. Nó cũng có 1 số hoạt động khác như tìm bạn chơi golf và bạn cùng phòng hay tương tự.

Chúng tôi đã đi kêu gọi đầu tư từ những nhà đầu tư mạo hiểm tốt bụng. Tuy nhiên mọi chuyện luôn là vậy, lần đầu anh làm bất cứ việc gì, anh đều sẽ học được rất nhiều bài học. Bài học mà tôi ghi nhớ nhất đó là khi anh xây dựng 1 sản phẩm lớn, anh phải hiểu được chiến lược phân phối của nó. Làm thế nào để bạn có thể đạt được hàng triệu người dùng, cùng với hàng chục triệu người khác? Chúng tôi đã tạo nên một mô hình kém chất lượng tại Socialnet. Chúng tôi đã nghĩ rằng mình sẽ hợp tác với báo chí, tuy nhiên cách đó sẽ không thành công.

Khi tôi còn đang làm Socialnet, một người bạn thân tại Standford, Peter Thiel, đã bắt đầu gây quỹ và gặp được một anh bạn tên Max Levchin. (Thiel và Levchin sau đó tiếp tục khởi nghiệp với PayPal, dịch vụ thanh toán trực tuyến). Khi tôi quyết định rời bỏ Socialnet để mở doanh nghiệp khác, tôi đã tới gặp Peter và anh ta bảo, “Đừng, anh đừng làm như thế vội, hãy tham gia với chúng tôi. Chúng tôi đã ngồi trên thuốc súng rồi và quả tên lửa này sẽ sớm cất cánh thôi”.

(Hoffman nhận lời đề nghị của Thiel và gia nhập PayPal với chức vụ phó chủ tịch cấp cao, nắm quyền kiểm soát phát triển sản phẩm). Khi tôi còn đang làm tại PayPal, tôi đã để ý và thấy được cách mình làm việc, cách bản thân tôi giải quyết các vấn đề. Mọi người chưa thể giải quyết được vấn đề của PayPal trước khi tôi vào. Do đó, tôi đã tìm 1 vài người có chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng, một vài người trong lĩnh vực quy định, Internet và thanh toán. Lúc đó, tôi đang ghép mọi mảnh thông tin có thể lại. Đó cũng là cách mà tôi đã dùng để có thể hiểu được cách hoạt động của thế giới.

Quyết tâm liều mình

Anh không thể hoàn thiện một ý tưởng trong khi còn đang làm việc khác, đó là vì nếu anh bắt đầu nói chuyện với nhiều người và nghiên cứu thị trường và nhiều việc khác, công việc hiện tại của anh sẽ không có được kết quả tốt. Do đó tuy tôi có ý tưởng, tôi chưa thể tập trung vào nó.

Sau khi chúng tôi bán PayPal cho eBay và tôi được tự do, tôi đã quyết định bắt đầu mở Linkedin vì thị trường chuyên nghiệp này khá hấp dẫn. Tôi đã có sẵn tiền từ PayPal, do đó tôi sẽ chu cấp tài chính cho giai đoạn ban đầu của dự án. Khi không có đủ tiền, sự lo lắng sẽ ảnh hưởng tới mọi người, “Liệu dự án có thể ra mắt hay không? Chúng ta có thể kiếm đủ tiền để tiếp cận các nhà đầu tư mạo hiểm được hay không?” Tôi đã tự chu cấp cho LinkedIn trong thời gian đầu, vậy nên các nỗi lo tài chính không quá nghiêm trọng.

Tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng việc bắt đầu kinh doanh trong khi nền kinh tế đang đi xuống là thời điểm đúng đắn nhất do các đối thủ chưa thể xuất hiện. Việc tăng vốn sẽ khó hơn, tuy nhiên 1 khi anh làm được, đó là 1 lợi thế lớn.

Không khí bao trùm Silicon Valley trong năm 2002 là mùa đông của dotcom. Nhiều công ty Internet không thực sự để tâm đến người dùng, dù điều này chỉ đem lại lợi thế cạnh tranh khá lớn. Chúng tôi có thể cho họ thấy sự thú vị trong dự án của chúng tôi.

Chúng tôi đã bắt đầu một cách chậm chạp trong những ngày đầu tiên do chúng tôi muốn chắc chắn hệ thống hoạt động ổn định. Tôi nghĩ rằng vào lúc đó, 13 người của công ty đã mời về 112 người dùng khác.

Chúng tôi gặp khó khăn ban đầu, “Làm thế nào để có 1 triệu người dùng?” Trở ngại đầu tiên này hướng tới tập hợp đủ số người để hoạt động và việc chia sẻ thông tin có đủ người để đem lại giá trị tương đối. Năm 2003 là năm của sự mở rộng và thu hút.

Tôi có lòng tin lớn vào mục tiêu đạt được 1 triệu người dùng, giữ họ sử dụng dịch vụ và xây dựng mô hình kinh doanh lên trên tất cả. Chỉ tới sau này, tôi mới biết mình chưa lên kế hoạch áp dụng mô hình kinh doanh thật sự bao giờ.

Năm 2005, chúng tôi có 3 nguồn doanh thu chính. Nguồn đầu tiên là dịch vụ tuyển dụng. Nguồn thứ 2 mà chúng tôi cho rằng sẽ sinh lãi nhanh chóng đó là dịch vụ đăng ký thành viên, đảm bảo sự liên lạc và tìm kiếm ở mức độ tốt hơn. Mọi người đều cần liên lạc với những người khác, những người họ chưa quen biết, và đó là một phần trong công việc kinh doanh của chúng ta ngày nay.

Chúng tôi chưa từng nghĩ tới việc quảng cáo. Tuy nhiên 2 điều thuyết phục tôi sử dụng các kênh quảng cáo, 1 là người dùng của chúng tôi được xác định rõ ràng và thứ 2 là chúng tôi bắt đầu nhận ra, mình có thể tạo nên các sản phẩm kinh doanh độc đáo và duy nhất.

Khó khăn chồng chất

Mùa hè năm 2006, tôi nhận ra mình có 2 vấn đề nghiêm trọng, 1 là tôi cần mở rộng quy mô công ty, lý do thứ 2 là tôi cần chuyển nhóm khách hàng từ liên kết đơn sang liên kết đa hướng. Phân ra nhóm này làm việc với hệ thống tìm kiếm, nhóm này làm việc về nền tảng, nhóm này làm việc về liên kết nhóm, nhóm này làm việc về danh bạ – chúng tôi không thể làm từng việc được mà phải hoàn thành chúng cùng 1 lúc.

Tôi đã nói, “vấn đề nào cần một người biết cách làm việc giải quyết?” Tôi đã quyết định đó là mặt sản phẩm, nó sẽ tương đối khó và do vậy, tôi bắt đầu với mặt sản phẩm và thuê người khác cho vị trí CEO. Tôi đã thuê được Dan Nye.

Nhờ vào vận may, sự nỗ lực và khả năng tài chính, chúng tôi đã thuê được Deep Nishar của Google trở thành phó giám đốc sản phẩm. (2 năm sau khi Hoffman nhận nhiệm vụ với mảng sản phẩm, Nishar đã đảm nhận hoàn toàn vai trò của Hoffman trong mảng này).

Một trong các cách tôi tự đưa ra quyết định cá nhân chính là tự hỏi “Ở lĩnh vực nào tôi có thể tạo sự ảnh hưởng lớn nhất tới thế giới?” Tôi quyết định chọn LinkedIn vì lý do đó. Việc tôi muốn làm làm là dẫn dắt LinkedIn và tạo nên sự đổi mới. Khi Dan và tôi đang nói về vấn đề này, ông đã nói, “Anh đang đứng ngay sau tôi và liên tục nói ‘Làm cái này và làm cái kia…’ Chúng ta phải làm cho nó hiệu quả và thành công hơn nữa.” Đó là 1 quyết định lớn đối với tôi để trở về vị trí CEO và chủ tịch. Đến cuối năm 2008, vị trí CEO được nhường cho Jeff Weiner và Hoffman giữ chức Chủ tịch của LinkedIn.

Đến nay, các phương châm hoạt động của LinkedIn chưa hề thay đổi. Nếu có, nó chỉ đang mở rộng ra. Chúng tôi đã luôn quan tâm tới chuyên môn cá nhân làm việc trong hệ thống. Chúng tôi cũng muốn tập trung mọi chuyên gia trên thế giới về LinkedIn. Chúng tôi cần kết nối các chuyên gia ở khắp mọi nơi, và tôi nghĩ, còn nhiều người để chúng tôi kết nối hơn trong tương lai.